TÁC DỤNG CỦA SÂM NGỌC LINH – NHÂN SÂM VIỆT NAM
CÁC TÊN GỌI KHÁC CỦA SÂM NGỌC LINH
Sâm ngọc linh còn được gọi là Nhân Sâm Việt Nam, Sâm K5, thuốc giấu (dân tộc Tây Nguyên)
Sâm ngọc linh có tên khoa học là Panax vietnamensis Hà et Grushv
Thuộc họ Nhân Sâm Araliaceae
MÔ TẢ CÂY SÂM NGỌC LINH
Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1m. Thân rễ mập có đường kinh 3,5cm, không có rễ phụ dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5cm.
Đốt trên cùng của thân rễ tồn tại 1-4 thân. Thân nhẵn cao 40-80cm, rỗng, có 3 mặt hơi tròn vó những rãnh nhỏ theo chiều dọc.
Lá mọc vòng, thường có 4 (ít khi 3,5,6). Lá kép chân vịt có 5(ít khi 6,7) là chét, lá dài 7-12cm (ít khi 15cm). Lá chét trên cùng hình trứng ngược hoặc hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-5cm, đầu lá thường nhọn đột ngột, mũi nhọn kéo dài 1,5-2cm, góc là hình nêm, mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên 19 (ít khi 8-11) cặp dọc theo gân chính và gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn.
Cụm hoa dài 25cm, gấp 1,5-2 lần chiều dài của cuống lá, thường mang tán đơn độc ở tận cùng, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hoặc một hoa đơn độc. Tán hoa chính đường kính 2,5-4cm, có 50-120 hoa. Hoa mầu vàng lục nhạt, đường kính hoa nở 3-4mm. Bầu 1 ô, 1 vòi (chiếm 80%) đôi khi có 2 ô, 2 vòi (chiếm 20%).
Quả khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở trên đỉnh quả. Quả 1 hạt hình thân, quả 2 hạt có hình cầu hơi dẹt dìa 7-10mm rộng 4-6mm.
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
Từ 1974 đến 1990, Nguyễn Thời Nhâm và cộng sự đã nghiên cứu nhân sâm Việt Nam, so sánh với nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), nhân sâm Nhật Bản (Panax Japonicus) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefollium). Kết quả có thể tóm tắt như sau
Bằng sắc ký lớp mỏng (SK1M) đã phát hiện trong Panax Vietnamensis (PV) 15 vết saponin có giá trị Rf và màu sắc tương ứng với 12 hợp chất saponin của Panax ginseng. Chi tiết hơn nữa trong PV có hàm lượng cao chất saponin kiểu damarane (7.58%) trong đó saponin thuộc diol và triol có tỷ lệ 3,32% và một lượng nhỏ saponin của axit oleanolic. Do đặc điểm này, O.Tanaka xếp nhân sâm Việt Nam vào nhóm B- (trước đây chỉ có Nhân sâm Triều Tiên và Nhân Sâm Hoa Kỳ được xếp vào nhóm này). Đièu này lại trái với quy luạt chung là thông thường các cây nhân sâm cho thân rễ phát triển thì thường chứa lượng saponin của axit oleanolic và lượng nhóm saponin damaran.
Cũng là lần đầu tiên trên thế giới, người ta chiết được một hàm lượng lớn majounozit R2 và ocotillol saponin trong cùng một loại Panax (chỉ riêng 2 chất này đã chiếm 4,34%) gấp 43 lần hàm lượng majonozit và ocotillol saponin cao nhất có trong cây Panax. Ocotillol saponin đã trở thành một hợp chất cần được chú ý có thể đưa thành một tiêu chuẩn để phân loại hoá học cho các cây Panax vì nó có thể ảnh hơngr đến một số tác dụng mang tính đặc thù của Panax Việt Nam
Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocottillol còn làm cho nhân sâm Việt nam khác với nhân sâm Triều Tiên, vì cho đến nay người ta chưa tìm thấy ocotillol trong nhân sâm Triều Tiên
Năm 1974, Nguyễn Minh Đức còn chứng minh nhân sâm Việt Nam có hàm lượng saponin, dammaran cao nhất (12-15%) si với nhân sâm khác chỉ chứa 10% và số lượng saponin nhiều nhất (49) so với 26 trong nhân sâm Triều Tiên
Ngoài những saponin nói trên, trong nhân sâm Việt Nam còn chứa các polyacetylen, axit béo, axit amin, gluxit, tinh dầu và một số yếu tố vi lượng.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Từ 1978 đến 1984, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác dụng dược lý của nhân sâm Việt Nam:
Về độc tính đã nghiên cứu thấy với liều 34g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ nhân sâm Việt Nam với liệu 10.6g/kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ Nhân Sâm Việt Nam đều không gây trên súc vật thực nghiệm những triệu chứng nào ngộ độc cả.
Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng năng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch…đều cho những kết quả hay gần tương đương với khi thí nghiệm với nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân Sâm Triều Tiên. Tác dụng này làm tác dụng của Nhân sâm Việt Nam giống tam thất hơn.
Mặc dù, theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam, những kết quả nghiên cứu về hoá học và dược lý nói trên được những nhà nghiên cứu nước ngoài đặc biệt Nhật Bản chú ý, nhưgn chúng tôi cũng ghi lại đây một số khác biệt giữa cách đánh giá của hai nền y học cổ truyền dân tộc với các nhà y dược hiện đại: Theo những nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên nhất là khi nếm củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt sau thấy đắng rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc ,thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhâm sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngậm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái. Đó là một điều mà các nhà khoa học hiện đại tìm cho ra: Do cách chế biến chưa đúng hay các hoạt chất trong củ nhân sâm của ta hiện còn bị một thứ men nào che lấp, không cho thể hiện ngay như củ nhân sâm Triều Tiên. Hiện nay, các nhà bào chế phải phối hợp nhân sâm Việt Nam với một số vị thuốc khác để sử dụng được phần tác dụng tốt của nhân sâm Việt Nam đồng thời che lấp những nguyên nhân cản trở mà chúng ta chưa tìm ra được.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Do những ngueyen nhân đã nói ở phần trên, hiện nay Nhân sâm Việt Nam hầu như không thấy được tiêu thụ và sự dụng dưới rễ củ đơn độc như rễ của Nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng). Thường chỉ được sử dụng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong một thang thuốc hay một dạng bào chế (viên, nước, siro…)
Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc cũng với liều 2-6g một ngày.
Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là việc phát hiện ra Nhân sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Hà et Grushv ở dãy núi Ngọc Linh), ở các vùng Tây Nguyên nước ta, cũng như loài nhân sâm Panax sp. ở xung quanh vùng Sapa thuộc dãy núi Hoàng Liên SƠn ở phía bắc cho ta thấy là đất nước Việt Nam cũng có những vị thuốc quý nhất của y học cổ truyền phương đông trước kia hoàn toàn phải nhập. Vấn đề phải nghiêu cứu giữ giống, phát triển nuôi trồng để đáp ứng mọi yêu cầu về Nhân sâm của nhân dân ta.