|

Tổng quan dược liệu Đan sâm

Giới thiệu về Đan Sâm

Tên gọi – Chủng loại

Tên gọi khác: Huyết căn, Huyết sâm, Xích sâm, Cửu thảo, Xôn đỏ, Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Vử đan sâm
Tên dược điển: Radix Salviae militiorrhizae
Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Cây đan sâm là cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 30- 80 cm. Thân vuông, có màu nâu, trên thân có các gân dọc. Lá kép mọc đối, có 3 – 7 lá chét, mép lá chét có răng cưa, mặt trên lá chét màu xanh, có những lông tơ nhỏ. Hoa đan sâm mọc thành chùm ở đầu cành, hoa có màu tím nhạt hoặc trắng. Qủa nhỏ và dài. Rễ ngắn, thô, hình trụ dài, hơi cong queo, có khi hơi phân nhánh và có rễ con tua rua, phần vỏ màu đỏ nâu hoặc nâu đen, rễ già thường dễ bị bong lớp vỏ.

Phân bố

Cây đan sâm được trồng nhiều ở Nhật Bản và các tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc, Giang Tô. Loại cây này được di thực vào Việt Nam từ khá sớm và được trồng ở Tam Đảo là nhiều nhất.

  • Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
  • Bộ phận dùng: Dùng phần rễ của cây đan sâm để làm thuốc.
  • Thu hái: Đào lấy những phần rễ của những cây đã trưởng thành, thời điểm thích họp để thu hoạch là vào mùa đông hằng năm.
  • Chế biến: Rửa sạch những phần rễ đã thu hoạch được bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, vớt để ráo nước rồi đem ủ mềm, thái thành từng lớp dày, phơi dưới 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy khô. Hoặc có thể đem rễ cây đan sâm thái phiến, thêm một ít rượu, để ngấm 1 giờ đồng hồ rồi đem đi sao vàng cho đến khô để dùng.
  • Bảo quản: Đan sâm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần đóng kín bao bì để sử dụng lâu dài.
  • Thành phần hóa học
    Thành phần hóa học có trong cây đan sâm chủ yếu là các chất hòa tan trong nước hòa tan trong mỡ và một số chất khác như:
  • Dẫn xuất Ceton: Tasinon I, Tasinon II, Tasinon III
  • Tinh thể vàng: Cryptotanshinon, Methyl-tanshinon, Isocryptotanshion
  • Acid latic
  • Phenol
  • Vitamin E

Tính vị – Quy kinh

Đan sâm có vị đắng, hơi lạnh và không độc. Đan sâm được quy vào kinh Tâm, Can và Tâm bào.

Tác dụng của đan sâm

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng làm giãn động mạch vành, lưu thông máu, cải thiện chức năng tim, ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
Tác dụng chống đông máu cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
Tác dụng hạ huyết áp.
Tác dụng làm giảm Triglicerit trong gan và máu của thỏ bị xơ mỡ mạch.
Tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư được thí nghiệm trên chuột.

Theo Y học cố truyền

Công dụng của Đan sâm trong Đông y khá nhiều, được ghi chép trong các loại sách, cụ thể như sau:

Hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an tần, thanh nhiệt.
Hoạt huyết, thông tâm bào lạc, trị sán thống (Bản thảo cương mục).
Dưỡng huyết, khử tâm, phúc kết khí, yêu tích cường, cước tý, trừ phong tà lưu nhiệt, uống lâu có lợi (Danh y biệt lục).
Chủ tâm phúc tà khí, trường minh, hàn nhiệt tích tụ, phá trưng trừ hà, chỉ phiền mạn, ích khí (Bản kinh).
Dưỡng thần định chí, thông lợi quan mạch, trị lãnh nhiệt lao, đau nhức khớp, tay chân không cử động linh hoạt, khó cử động, phá ứ huyết, tống tử thai, bổ tân sinh huyết an thai, nhọt đọc, đơn đọc, đau đày mắt đỏ, ôn nhiệt sinh cuồng,… (Nhật hoa tử bản thảo)
Tứ vật thang trị bệnh phụ nhân, trước và sau khi sinh, phá súc huyết, bổ tân huyết, an sinh thái, tống tử thai, điều kinh mạch, chỉ băng trung đới hạ,… (Phụ nhân minh lý luận viết).
An thần thai, điều kinh trừ phiền, dưỡng thần định chí, phong tý, băng đới, mục xcish, sán thống, sưng đau, tác dụng khu ứ (Bản thảo cầu chân).

Similar Posts